For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Các dạng hỏng hóc đo được từ Máy đo độ rung

Ảnh hưởng của áp suất và sự tích điện của dòng ra của môt số vật liệu đã được Curies phát hiện từ năm 1880. Thiết bị đo độ rung gia tốc đầu tiên được làm vào năm 1923. Trải qua hơn 100 năm, kỹ thuật này đã được cải tiến từ Máy đo độ rung cầm tay đến cảm biến đo độ rung cho môi trường công nghiệp khắc nghiệt

Máy đo độ rung phân tích các dạng hỏng hóc

Lịch sử Máy đo độ rung

Phân tích độ rung của máy không phải là kỹ thuật mới. Ảnh hưởng của áp suất và sự tích điện của dòng ra của môt số vật liệu đã được Curies phát hiện từ năm 1880. Thiết bị đo độ rung đầu tiên được làm vào năm 1923. Trải qua hơn 100 năm, kỹ thuật này đã được cải tiến từ Máy đo độ rung cầm tay đến cảm biến đo độ rung cho môi trường công nghiệp khắc nghiệt

Tại sao phải sử dụng Máy đo độ rung:

Trong các nhà máy , các dây chuyền sản xuất , các thiết bị trọng yếu là các thiết bị mà khi có sự cố sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và lợi nhuận của cả doanh nghiệp. 
 
Phân tích rung động trong lĩnh vực công nghiệp để phát hiện lỗi trong máy, lên kế hoạch sửa chữa máy móc, và giữ cho máy móc chạy đúng chức năng, không hư hỏng trong thời gian lâu nhất.

Máy móc điển hình bao gồm: mô-tơ, máy bơm, quạt, hộp số, máy nén, tua-bin, băng chuyền, trục lăn, đầu máy, và các thiết bị máy có các thành phần xoay tròn.
 
Sử dụng Máy đo độ rung đo rung động motor, ổ bi bạc đạn và quạt

Các dạng hỏng hóc:

Biên độ của sự rung động biểu thị tình trạng vận hành hay chất lượng của máy. Sự gia tăng biên độ rung động là kết quả trực tiếp của việc hư hỏng các thiết bị xoay như trục hoặc hộp số. Dựa trên vận tốc của máy, cường độ xoay có thể được tính toán và so sánh với thiết bị đo để xác định tình trạng hư hỏng.
 
Dùng Máy đo độ rung có thể phát hiện nhiều dạng hư hỏng như:
  • Máy mất cân bằng
  • Máy mất liên kết
  • Cộng hưởng
  • Trục bị cong
  • Rối hộp số
  • Rối khuôn lưỡi cắt
  • Rối chong chóng gió
  • Vòng tuần hoàn khép kín và sự cố lỗ hỏng
  • Hư hỏng mô-tơ ( rô-to hay xta-to)
  • Hư hỏng trục
  • Sự giãn cơ
  • Tốc độ máy ở mức báo động

Khi các rung động cao được đo bởi Thiết bị đo độ rung, việc quyết định nguyên nhân gây rung động có thể bắt đầu được bàn đến để quyết định tắt hẳn máy để tránh hư hỏng và thiệt hại hay thay thế bộ phận, phụ kiện hỏng.

Kết luận:
Việc chọn đúng Thiết bị đo độ rung, dây cáp, đầu nối, và phương pháp lắp đặt cho từng ứng dụng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp đưa ra việc đo lường có chất lượng và cung cấp dữ liệu rung động chính xác cho việc xác định các hư hỏng trong máy.
 
Xem thông số kỹ thuật, giá Máy đo độ rung tại đây
 

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi