For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Đồng hồ đo áp suất: cách chọn và lắp đặt

Sau nhiệt độ, áp suất là yếu tố quan trọng quyết định sự hoạt động và an toàn của các hệ thống máy móc công nghiệp, vì thế việc kiểm soát áp suất một cách liên tục là vô cùng cần thiết. Nếu chọn sai đồng hồ đo áp suất, có thể sẽ gây hư hại vĩnh viễn cho toàn bộ hệ thống hoặc nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.

Đồng hồ đo áp suất: cách chọn và lắp đặt

Sau nhiệt độ, áp suất là yếu tố quan trọng quyết định sự hoạt động và an toàn của các hệ thống máy móc công nghiệp, vì thế việc kiểm soát áp suất một cách liên tục là vô cùng cần thiết. Nếu chọn sai đồng hồ đo áp suất, có thể sẽ gây hư hại vĩnh viễn cho toàn bộ hệ thống hoặc nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.

=> Bạn cũng có thể lựa chọn Máy đo áp suất cầm tay cho việc đo lường áp suất thấp (mbar -> 400bar) và đo đạc không thường xuyên

Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý đến những yếu tố sau khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất:

1. Thang đo áp suất

Nên xác định áp suất tối đa của thiết bị khi vận hành là bao nhiêu để lựa chọn đồng hồ áp suất có thang đo phù hợp. Thông thường nên chọn thang đo áp suất của đồng hồ lớn hơn giá trị áp suất cực đại lúc vận hành vì thang đo quá thấp có thể dẫn đến giảm khả năng đàn hồi của ống bourdon do ứng suất vận hành cao. Thang đo quá cao có thể làm giảm độ chính xác của kết quả đo.

* Đơn vị áp suất thường dùng là bar nhưng cũng có thể lựa chọn đơn vị khác như psi hoặc cả hai đơn vị cùng lúc trên 1 đồng hồ để tiện trong việc theo dõi áp suất đối với nhiều người.

2. Môi trường làm việc (Lưu chất)

- Vật liệu chế tạo các bộ phận cảm biến (phổ biến là ống bourdon) phải tương thích với lưu chất làm việc.

– Lưu chất có thể là khí nén, nước, dầu, axit, bazo… Nếu là khí nén hoặc nước vô khoáng ta có thể lựa chọn thoải mái các loại đồng hồ áp suất có chất liệu bất kì

Ví dụ: loại đồng hồ áp suất kiểu ống bourdon, ống bourdon có thể làm từ đồng hoặc inox (hai loại vật liệu này phổ biến nhất hiện nay)

* Tuy nhiên, nếu là dung dịch axit, hay bất kỳ dung dịch ăn mòn khác, bạn cần phải biết cách lựa chọn vật liệu phù hợp với từng lưu chất, tránh trường hợp đồng hồ đo áp suất bị ăn mòn ngay sau khi lắp đặt, gây nguy hiểm cho người vận hành. 
 
Nên chọn đồng hồ đo áp suất có màng ngăn với các trường hợp: nhiệt độ chất làm việc quá cao so với đồng hồ đo tiêu chuẩn; những chất có chứa hạt nặng (bùn), những chất có độ nhớt cao hoặc xu hướng kết tinh, polyme hóa ở nhiệt độ môi trường; các chất không đồng nhất; môi trường độc hại.

Nên chọn màng ngăn phù hợp với thang đo của đồng hồ đo. Nếu màng ngăn quá cứng có thể gây sai lệch kết quả đo. Với thang đo áp lực cao nên chọn màng ngăn đủ cứng để tránh tình trạng thủng màng ngăn.

3. Kiểu kết nối

- Kết nối ren 14, 17 hay 21 mm (tương đương NPT ¼”,1/2” hoặc ¾”), hoặc DN25, DN50, DN100…

– Biết được thông tin trên giúp chúng ta chọn loại đồng hồ áp suất phù hợp mà không cần lắp thêm bộ chuyển đổi kết nối. Bên cạnh đó kiểu chân kết nối cũng cần quan tâm tới vì nó ảnh hưởng đến kiểu lắp đặt như treo trên tường hay lắp trên bàn, hoăc là cắm trực tiếp trên đường ống dẫn. Thường gặp là chân kết nối loại đứng và loại chân sau.

Cách chọn và lắp đặt đồng hồ đo áp suất

4. Nhiệt độ

Thông thường đồng hồ áp suất được thiết kế để làm việc tốt trong khoảng nhiệt độ từ (-30°C đến 65°C). Nếu làm việc trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với thiết kế thì nên lắp thêm các ống nối để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ trực tiếp lên thiết bị đo.

5. Lựa chọn dầu cho đồng hồ

- Nên lựa chọn các loại đồng hồ đo áp suất có chứa dầu để hạn chế sự va đập và rung của cơ cấu bên trong đồng hồ. Tránh sự hỏng hóc do va đập và sai lệch kết quả đo do kim chỉ thị rung. Ngoài ra ta còn có thể sử dụng thêm các ống nối chống rung khác.

- Khi lựa chọn các loại đồng hồ có dầu thì ta nên lựa chọn loại dầu phù hợp với điều kiện làm việc. 
Thông thường là dầu Glycerin, nó đáp ứng các nhu cầu cơ bản với giá rẻ và phạm vi nhiệt độ có thể sử dụng là từ -6°C đến 80°C. 
 
Trong môi trường oxy hóa nên sử dụng loại chứa Halocarbon, với nhiệt độ hoạt động là -40°C đến 121°C.
Với chất Silicone sẽ có nhiệt độ rộng hơn: -40°C đến 121°C. 

6. Kích thước bề mặt 

Lựa chọn đúng kích thước bề mặt đồng hồ cần dùng sẽ giúp chúng ta thu gọn được diện tích sử dụng và giảm thiểu kinh phí.

7. Cách lắp đặt

Đồng hồ đo phải được đặt ở vị trí nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của rung động, nhiệt độ khắc nghiệt của môi trường xung quanh và độ ẩm. Địa điểm thích hợp nên khô thoáng và xa nguồn nhiệt cao (lò nướng, nồi hơi, vv). Nếu độ rung động cơ học lớn thì áp kế nên được đặt xa (thường là trên một bức tường) và kết nối với nguồn áp suất qua một ống dẫn dẻo.
 
Không nên tác dụng lực trục tiếp lên vỏ đồng hồ đo vì điều này có thể làm hư hỏng đồng hồ đo mà cụ thể là làm hỏng các mối nối giữa các linh kiện bên trong, làm nới lỏng các vòng đệm gây rò rỉ. Vì thế khi cần siết đồng hồ đo vào ống nối hay đường ống dẫn ta phải dùng cờ lê hoặc mỏ lếch siết các chân nối lại với nhau. Nên sử dụng một sợi keo thích hợp, như keo dán ống hoặc băng teflon, và phải được thắt chặt rất an toàn để đảm bảo bịch kín chỗ rò rỉ.
 
Một van ngắt nên được cài đặt giữa áp kế và hệ thống. Nhằm có thể ngắt các đồng hồ đo khỏi hệ thống làm việc để kiểm tra hoặc thay thế mà không cần tắt hệ thống.
 
Để có thể lựa chọn Thiết bị đo áp suất tối ưu nhất cho nhu cầu của bạn, vui lòng liên hệ EMIN để được giải đáp tốt nhất. 
 
 
 

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi